Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư cho em hỏi về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng thương mại. Công ty M ký kết hợp đồng thương mại với em nhưng không giao hàng cho bên em đúng thời gian như thỏa thuận và trả lời là do sự kiện bất khả kháng. Nếu chứng minh được sự kiện đó là trường hợp bất khả kháng thì có phải Công ty M sẽ được miễn trừ trách nhiệm dân sự không? Xin cảm ơn Luật sư?
Trả lời:
Những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán có thể xảy ra khiến cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình dẫn đến việc vi phạm hợp đồng. Trong một số điều kiện nhất định, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm, không phải chịu các chế tài do hành vi vi phạm gây ra. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Trước hết cần hiểu sự kiện bất khả kháng là gì? Theo quy định tại khoản 1, Điều 156, Bộ luật dân sự 2015, thì:
“ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dung mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Theo quy định tại Điều 294, Luật thương mại năm 2005 thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, quy định trên lại chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và điều kiện áp dụng. Lý do miễn giảm trách nhiệm:
Một bên đương sự không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất cứ bộ phận nào khi chứng minh được rằng:
Từ các quy định trên cho thấy, một sự kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ miễn trách nhiệm hợp đồng cần phải thỏa mãn các dấu hiệu sau:
Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng có thể bao gồm: Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước…Tuy nhiên, để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn đến vi phạm hợp đồng đã thỏa mãn cả 3 điều kiện trên. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 296, Luật thương mại năm 2005.
Khi có sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải gửi thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Tuy nhiên thông thường, các bên quy định rõ thời hạn thông báo và hậu quả của việc không thông báo: Nếu không thông báo thì sẽ mất quyền được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể về hậu quả của việc không thông báo, thì các bên sẽ tuân theo luật áp dụng để giải quyết. Theo nguyên tắc chung của phần lớn luật áp dụng, nếu bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng vi phạm nghĩa vụ thông báo thì sẽ không được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Điều 79.4 của Công ước viên năm 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định:
“Bên không thực hiện hợp đồng phải thông báo cho phía bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đến khả nãng thực hiện hợp đồng. Nếu phía bên kia không nhận được thông báo về điều đó trong thời hạn hợp lý sau khi bên không thực hiện hợp đồng đã biết hoặc buộc phải biết về trở ngại đó, thì bên không thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho phía bên kia do không nhận được thông báo.”
Do vậy, để bảo đảm lợi ích của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần:
Kết luận, Nếu công ty M có đầy đủ chứng cứ đã liệt kê như trên để chứng minh việc không giao hàng là sự kiện bất khả kháng thì có thể được miễn trừ trách nhiệm dân sự.