TAND cấp cao tại Tp.HCM vừa tuyên giữ bản án sơ thẩm đối với Phùng Vệ Nhơn vì hành vi đâm anh trai ruột đến chết vì tài sản thừa kế
Theo cáo trạng, sau khi bố mẹ mất, có để lại cho anh em Nhơn một căn nhà. Hàng ngày bốn gia đình anh em Nhơn vẫn chung sống tại căn nhà này nhưng sau đó thì phát sinh mâu thuẫn do vợ chồng Nhơn buôn bán quần áo chiếm hết lối ra vào của căn nhà.
Tối 4/1/2016, anh Phùng Vệ Nghĩa (anh trai của Nhơn) càu nhàu với Nhơn về việc buôn bán phải gọn gàng nhưng Nhơn trách móc lại rồi hai anh em lao vào đánh nhau. Nhờ sự can ngăn của mọi người nên mâu thuẫn tạm lắng xuống. Khoảng 1h ngày 5/1/2016, Nhơn thức giấc. Nghĩ rằng các anh trai mình đang cấu kết với nhau nhằm chiếm đoạt căn nhà bố mẹ để lại nên Nhơn xuống bếp lấy con dao (dài gần 30cm) đâm vào ngực trái anh Nghĩa.
Bị đâm, anh Nghĩa bừng tỉnh dậy, Nhơn tiếp tục lao tới đâm nhiều nhát vào đầu, cổ và tay của anh trai. Thấy vậy, anh Phùng Vệ Minh (anh trai Nhơn) lao vào can ngăn cũng bị Nhơn xông tới đâm 6 nhát vào ngực, đầu, cổ. Cả anh Nghĩa, Minh bỏ chạy ra ngoài đường được mấy bước thì gục ngã. Anh Minh chết ngay tại chỗ, còn anh Nghĩa được đưa đi cấp cứu nên may mắn thoát chết. Giữa năm 2016, TAND TP HCM đã đưa vụ án ra xét xử lưu động và tuyên phạt Phùng Vệ Nhơn tù chung thân về tội “Giết người”.
Có thể thấy đây không phải trường hợp đầu tiên, người thân trong gia đình giết nhau để tranh giành tài sản thừa kế. Có rất nhiều trường hợp con cái không biết xử lý thế nào với khối tài sản cha mẹ để lại vì cha mẹ chết không để lại di chúc và phải lôi nhau ra tòa để phân chia tài sản. Cũng có những trường hợp người giám hộ lợi dụng khối tài sản đó để phục vụ cho mục đích riêng.
Lập di chúc là cách hiệu quả để hạn chế tranh giành tài sản thừa kế. Pháp luật cho phép bất kì ai có tài sản hợp pháp đều có quyền lập di chúc để chỉ định người thừa kế, truất quyền thừa kế, phân định di sản cho từng người thừa kế…. Kể cả những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc gian đình đồng ý.
Việc lập di chúc ngay khi còn khỏe mạnh, minh mẫn ở các quốc gia khác là rất phổ biến. Tuy nhiên, theo quan điểm của Luật sư, việc lập di chúc chưa được thực sự chú trọng ở Việt Nam. Lý do chủ yếu là do Việt Nam là một quốc gia theo văn hóa Phương Đông, chúng ta tránh nghĩ đến cái chết. Một lý do khác nữa là do suy nghĩ còn trẻ chưa có tài sản gì nhiều để có thể viết di chúc.
Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài của mình cho người khác sau khi chết. Dù lập di chúc thì vẫn có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào khi người lập di chúc còn sống. Để đảm bảo Di chúc có hiệu lực pháp luật sau khi Người để lại di chúc chết thì khi lập di chúc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Nội dung di chúc và Hình thức di chúc.
Như vậy, việc lập di chúc khi đang còn minh mẫn, còn trẻ là một việc cần thiết. Bởi lẽ trong cuộc sống không ai có thể dự đoán được những việc sẽ xảy ra trong tương lai. Việc lập di chúc sẽ hạn chế những tranh chấp giữa những thành viên trong gia đình, đảm bảo tài sản của bạn được phân chia và sử dụng hợp lý.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Văn phòng luật sư Nhật Bình (Nhat Binh Law - NBL)
Trụ sở: 125K đường số 14, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, Tp.HCM
Tel: 028 6658 8181 - Hotline: 0907299951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Website: www.luatsurienghcm.com
Email: nhatbinhlaw@gmail.com