Có thể thấy, đối với mỗi vụ việc tranh chấp xảy ra cần có thêm rất nhiều thông tin để làm chứng cứ, căn cứ để hoàn tất hồ sơ hoặc công dân cần được tiếp cận thông tin theo nhu cầu riêng của họ. Theo Luật định công dân có quyền được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước và cũng có các trường hợp công dân không được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước hoặc tiếp cận thông tin của nhà nước có điều kiện. Vấn đề đặt ra, nếu công dân cần tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước đúng theo quy định pháp luật nhưng bị từ chối gây ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cần được xử lí như thế nào?
Bài viết sau đây của Văn phòng luật sư Nhật Bình sẽ cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức và câu trả lời cụ thể.
Cơ sở pháp lý
Luật tiếp cận thông tin 2016
Căn cứ Điều 8 Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định về quyền của công dân trong việc tiếp cận thông tin như sau:
Công dân có quyền:
- Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
- Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
Bên cạnh đó, Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định là mọi công dân khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin đều bình đẳng như nhau, không bị phân biệt đối xử. Các thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Do vậy, trường hợp người có nhu cầu cung cấp thông tin cần được tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật là những thông tin công dân có quyền được tiếp cận thì công dân sẽ được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp cận những thông tin cần thiết.
Ngoài ra, pháp luật nghiêm cấm thực hiện những hành vi sau đây:
- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.
- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.
- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
Nếu trong trường hợp bị cản trở, từ chối tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật thì người có nhu cần tiếp cận thông tin có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin. (Theo Điều 14 Luật tiếp cận thông tin 2016)
Qua vấn đề trên, để có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mỗi cá nhân, tổ chức cần nằm bắt rõ các quy định của pháp luật từ đó biết được hướng xử lý khi xảy ra xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn!
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907 299 951 (Mr. Ls Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@luatsurienghcm.com
Website: luatsurienghcm.com, luatsunhatbinh.com