Dưới góc độ pháp lý thì thì khái niệm đầu cơ được hiểu là (hành vi) mua vét hàng hóa nhằm bán lại, khi hàng hóa khan hiếm về tình hình dịch bệnh, thiên tai,… việc đầu cơ có thể gây nguy hại cho xã hội nên nó được quy định dưới tội đầu cơ trong các Bộ luật hình sự. Sau đây Văn phòng Luật sư Nhật Bình xin giải đáp cụ thể về vấn đề trên!
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn:
1. Quy định của pháp luật về tội đầu cơ?
Đầu cơ là một tội phạm kinh tế được quy định trong điều 196 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cụ thể như sau:
Tội đầu cơ được quy định trong Bộ luật hình sự được cấu thành bởi bốn yếu tố sau:
a/ Khách thể của tội đầu cơ:
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trật tự quản lý việc lưu thông hàng hóa, chống đầu cơ trục lợi và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Đối tượng tác động của tội phạm là hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.
Ví dụ: lúa, gạo, muối, xăng, dầu, xi măng, thép xây dựng,… trừ những hàng hóa vật phẩm là đối tượng tác động của các tội phạm khác đã được quy định thành tội phạm riêng.
b/ Mặt khách quan của tội đầu cơ:
Có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa một cách giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế để mua vét hàng hóa (được coi là khan hiếm) có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính.
- Lợi dụng tình hình khan hiếm: Được hiểu là do điều kiện hoàn cảnh nhất định như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế một số loại hàng hóa không đủ cung ứng cho thị trường (ví dụ: Do có dịch nCoV, các loại khẩu trang khan hiếm không đủ để cung cấp cho người tiêu dùng) dẫn đến bị khan hiếm, người phạm tội đã mua vét những hàng hóa bị khan hiếm đó nhằm bán lại thu lợi bất chính.
- Tạo ra sự khan hiếm giả tạo: Được hiểu là trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế, mặc dù các loại hàng hóa cần thiết không bị thiếu nhưng lợi dụng tình hình này người phạm tội đã tích trữ hàng hóa, găm hàng để tạo ra sự khan hiếm giả tạo để mua vét hàng hóa nhằm để bán lại thu lợi bất chính.
- Mua vét hàng hóa: Được hiểu là hành vi mua hàng để dự trữ với mục đích chờ giá cao hoặc đẩy giá cao lên để bán thu lợi bất chính.
Việc gây hậu quả nghiêm trọng ở đây được thể hiện như làm rối loạn thị trường, đẩy giá cả tăng vọt dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được; làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, gây hoang mang lo sợ trong một bộ phận nhân dân hoặc gây chết nhiều người do không đủ điều kiện để khắc phục tình trạng dịch bệnh … .
c/ Chủ thể của tội đầu cơ:
- Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
- Chủ thể là pháp nhân: Tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân và là pháp nhân thương mại. Chủ thể của tội phạm này là pháp nhân khi các hành vi trên được thực hiện theo chủ trương kế hoạch của pháp nhân như Quyết định của Hội đồng quản trị, thỏa thuận, thống nhất của các thành viên góp vốn nắm quyền lãnh đạo pháp nhân, quyết định của chủ doanh nghiệp và các hoạt động xuất nhập sản phẩm và thanh toán tiền được tiến hành qua hệ thống sổ sách, dữ liệu và tài khoản của pháp nhân.
Đây là một điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999, mở rộng về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự.
d/ Mặt chủ quan của tội đầu cơ:
- Người thực hiện hành vi đầu cơ là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là gây ra sự khan hiếm hàng hóa, làm cho hàng hóa tăng giá, xâm hại tới chính sách quản lý giá cả, chính sách về lưu thông phân phối của nhà nước, lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng nhưng vì lợi nhuận nên vẫn mua vét; thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
- Đối với pháp nhân, lỗi cố ý được thể hiện ở việc ban lãnh đạo, điều hành của pháp nhân đã có kế hoạch chỉ đạo, điều hành việc mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.
- Bán lại hàng hóa để thu lợi bất chính không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của Tội đầu cơ, cụ thể là thu được lợi ích vật chất thông qua việc tạo ra sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán lại hàng hóa. Mua vét không nhằm bán lại, hoặc mua vét nhằm bán lại không để thu lợi bất chính mà nhằm mục đích khác không phạm Tội đầu cơ mà cấu thành một tội phạm khác. Mục đích thu lợi bất chính bao giờ cũng gắn liền với động cơ vụ lợi và vì vậy có thể coi vụ lợi cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của Tội đầu cơ.
3. Hình phạt đối với tội đầu cơ?
Tội đầu cơ quy định các khung hình phạt như sau:
a/ Khung 1: Người đầu cơ sẽ chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất của khung là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm:
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b/ Khung 2: Mức hình phạt cao nhất của khung này là bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng. Trong đó mức phạt cao nhất của khung là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Tình tiết tăng nặng thuộc một trong các trường hợp sau:
Pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định tại khung này thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
c/ Khung 3: Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì người phạm tội, pháp nhân phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Trường hợp, pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp nêu trên thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d/ Ngoài ra, người phạm tội,còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với Pháp nhân phạm tội thì còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, nếu so sánh quy định của bộ luật hình sự năm 2015 với quy định của luật hình sự trước đó thì có thể thấy rằng các tình tiết định khung trong luật hình sự năm 2015 rõ ràng hơn, được quy định cụ thể bằng giá trị tiền liên quan đến hàng hóa được đầu cơ để có cơ sở pháp lý vững chắc xử lý hình sự đối với tội đầu cơ.
4. Đầu cơ khẩu trang y tế có bị phật tù hay không?
Điều này là hoàn toàn có thể, bởi lẽ: Khẩu trang y tế là một trong những mặt hàng bình ổn giá và thiết yếu khi đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. các thiết bị y tế nói chung và khẩu trang nói riêng đang bị thiếu hụt trầm trọng. Đồng nghĩa với việc giá trị mặt hàng này sẽ bị đẩy lên cao, qua đó sẽ xuất hiện nhu cầu đầu cơ trong ngắn hạn của các cá nhân và tổ chức.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực buôn bán trang thiết bị y tế có hành vi đầu cơ này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo phân tích nêu trên.
5. Xử phạt hành chính nếu có hành vi đầu cơ hàng hóa?
Tùy theo mức độ, hành vi phạm tội mà người đầu cơ có thể bị xử lý hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Điều 31. Hành vi đầu cơ hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài hình thức xử phạt còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn! Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được Luật sư hỗ trợ tư vấn, giải đáp những thắc mắc mà bạn đang vướng phải. Thông tin liên hệ:
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com
Câu hỏi thường gặp:
là hành vi mua vét hàng hoá để thu lợi khi bán lại với giá cao, đây là hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho người dân do tình trạng bất ổn về giá và biến động thị trường tiêu dùng.
Là việc chủ động giữ lại hàng hoá thu thu mua, thu gom mà không bán ra ngay.chờ thời điểm bán ra hoặc sử dụng.
Hậu quả của hoạt động đầu cơ tích trữ là đem đến việc biến động thị trường làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực.