Tại sao cấm bán hàng xách tay mặc dù giá luôn rẻ nhưng chất lượng được cam kết và đảm bảo tương đương với hàng phân phối chính thống? Mức xử phạt bán hàng xách tay là bao nhiêu? Hãy tham khảo bài viết này của Văn phòng Luật sư Nhật Bình để biết thêm về buôn bán mặt hàng xách tay.
1. Hàng xách tay là gì?
Nguồn gốc của hàng hóa xách tay là sự nhờ cậy người thân, bạn bè mua hộ đồ vật trên đường đi du lịch. Đối với những vật dụng như vậy thường sẽ không bị đánh thuế vì mang tính chất hạn mức, tặng cho, quà biếu. Nhận thấy tiềm năng kinh doanh của mặt hàng này khi không phải chịu những hàng rào thuế quan nên có thể cạnh tranh trực tiếp đối với những hàng hóa chính thống được phân phối, nhiều người đã lợi dụng để đưa số lượng hàng hóa xách tay về theo con đường này để không phải khai báo thuế cũng như đạt lợi ích về giá bán.
Người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nhiều khi sử dụng những mặt hàng này khi không được đảm bảo về chất lượng, phân phối chính hãng, hậu mãi …Về cơ bản thì hàng hóa xách tay sẽ được định nghĩa là hàng lậu khi được mua bán trái phép.
2. Bán hàng xách tay bị phạt bao nhiêu theo luật mới nhất?
Hàng xách tay sẽ chỉ hợp pháp khi dùng với đúng mục đích đó là quà tặng biếu, tự sử dụng. Việc đưa hàng xách tay vào việc kinh doanh buôn bán sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP:
STT |
Giá trị của hàng hóa nhập lậu |
Mức phạt cũ (Nghị định 185/2013) |
Mức phạt mới (Nghị định 98/2020) |
1 |
Dưới 03 triệu đồng |
500.000 – 01 triệu đồng |
|
2 |
03 – dưới 05 triệu đồng |
01 – 02 triệu đồng |
|
3 |
05 – dưới 10 triệu đồng |
02 – 04 triệu đồng |
|
4 |
10 – dưới 20 triệu đồng |
04 – 06 triệu đồng |
|
5 |
20 – dưới 30 triệu đồng |
06 – 10 triệu đồng |
|
6 |
30 – dưới 50 triệu đồng |
10 – 20 triệu đồng |
|
7 |
50 – dưới 70 triệu đồng |
20 – 30 triệu đồng |
|
8 |
70 – dưới 100 triệu đồng |
30 – 40 triệu đồng |
|
9 |
Trên 100 triệu đồng |
40 – 50 triệu đồng |
Ngoài ra, người vi phạm sẽ bị xử phạt tiền gấp 02 lần bảng nêu trên (tương đương tối đa 100 triệu đồng) đối với:
Lưu ý: Mức xử phạt trên được áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần (tương đương 200 triệu đồng).
Khi hàng hóa có giá trị vượt mức 100 triệu đồng thì người vi phạm đối mặt với nguy cơ bị khởi tố hình sự theo điều 188 Bộ luật hình sự 2015:
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
Mức xử phạt bán hàng xách tay cao nhất với tội buôn lậu có thể lên tới 20 năm tù.
Ví dụ rất thực tiễn: Nếu xách tay 05 con Iphone 12 mini (giá trị 20 triệu đồng/ máy) sẽ đủ yếu tố để khởi tố hình sự về tội buôn lậu.
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com