Hiện nay, những vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến đất đai ngày càng nhiều. Bởi lẽ, giá trị mà đất đai đem lại là rất lớn. Nên việc thừa kế quyền sử dụng đất cũng là một trong những trường hợp được pháp luật quy định để bảo đảm các quyền và lợi ích của công dân. Vậy thừa kế quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
1.Thừa kế quyền sử dụng đất
1.1. Thừa kế là gì?
Thừa kế theo quy định của pháp luật là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống. Tài sản để lại được gọi là di sản. Việc thừa kế được thực hiện bằng hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
1.2. Thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
Quyền sử dụng đất là quyền tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phát sinh trên cơ sở quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các giao dịch nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất của người đã chết cho người còn sống qua hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
2. Quy định về thừa kế quyền sử dụng đất.
2.1. Quy định về người có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất.
Mỗi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người khác thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
2.2. Quy định về người hưởng thừa kế quyền sử dụng đất.
* Đối với cá nhân
* Đối với pháp nhân
Một pháp nhân; tổ chức chỉ được coi là người thừa kế theo di chúc mà không bao giờ hưởng thừa kế theo pháp luật.
Pháp nhân phải đảm bảo vẫn đang hoạt động bình thường tại thời điểm mở thừa kế; chưa bị giả thể hoặc bị tuyên bố phá sản.
2.3. Quyền sử dụng đất được thừa kế.
Theo Luật đất đai năm 2013 quy định; thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sử dụng đất khi có các điều kiện như:
Nếu quyền sử dụng đất của người để lại thừa kế thuộc trường hợp trên thì người để lại thừa kế có quyền để lại quyền sử dụng đất cho người được hưởng thừa kế.
2.4. Hình thức thừa kế quyền sử dụng đất
Thứ nhất, thừa kế theo di chúc. Di chúc phải đảm bảo tính hợp pháp gồm:
Thứ hai, thừa kế theo pháp luật. Khi thực hiện việc thừa kế theo pháp luật, thì đảm bảo việc thừa kế quyền sử dụng đất theo hàng thừa kế sau:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trên đây là một số quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, liên hệ LS. Huỳnh Trung Hiếu qua thông tin sau:
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com