Quy định của pháp luật về việc nhận con nuôi
Căn cứ theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định, các đối tượng được nhận làm con nuôi gồm:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định phải có đủ các điều kiện sau:
Những người sau bị pháp luật cấm không được nhận con nuôi:
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định hơn con từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tếm chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
Căn cứ theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, các cơ quan có thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi trong nước là: UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
Căn cứ theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
Đơn xin nhận con nuôi;
Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
Phiếu lý lịch tư pháp;
Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi
Điều 18 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định hồ sơ của người được giới thiệu làm trong nước gồm:
Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
Điều 19 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định:
7. Sự đồng ý làm con nuôi
+ Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại;
+ Nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xácđịnh được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ;
Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
- Người đồng ý cho làm con nuôi trên phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
- Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe doạ hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
- Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
8. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định những hện quả sau:
Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email :nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com