Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi Trẻ em 4 tuổi có được làm chứng ? những lời khai của trẻ có được xem là chứng cứ trước tòa? Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ “ http://luatsurienghcm.com/index.html”, Với câu hỏi của bạn như vậy, Văn Phòng Luật Sư Nhật Bình (NBL) xin trả lời như sau: |
Theo quy định của bộ luật TTDS 2015 Điều 77 BLTTDS 2015: Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Khoản 3 Điều 99 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 có quy định : “ Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó”. Theo quy định của BLTTHS 2015: 1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. 2. Những người sau đây không được làm chứng: a) Người bào chữa của người bị buộc tội; b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn. 3. Người làm chứng có quyền: a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng; d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật. 4. Người làm chứng có nghĩa vụ: a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó. 5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. 6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng. Quy định trên không đề cấp tới độ tuổi người làm chứng và khoản 2 điều 66 BLTTHS 2015 cũng không cấm trẻ em được làm chứng , do vậy, dù là đứa trẻ 4 tuổi đi nữa, nếu đứa trẻ đó là người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án hoặc tội phạm và không bị khiếm khuyết về mặt tâm thần hoặc thể chất thì có thể được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng. Tuy nhiên nếu người làm chứng là trẻ em thì việc lấy lời khai bắt buộc phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó, Và đây cũng là cở sở để cơ quan chức năng tiến hành khai thác thông tin. Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH Nhat Binh Law - NBL |