Quyền khiếu nại, tố cáo thể hiện việc pháp luật đã trao cho người dân cơ chế được lên tiếng tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, của những người xung quanh. Hãy cùng Văn phòng Luật sư Nhật Bình tìm hiểu khiếu nại, tố cáo và vấn đề bảo đảm quyền con người!
NỘI ĐUNG TƯ VẤN:
1. Quyền khiếu nại
Có thể nói trong tất cả các lĩnh vực của quản lý nhà nước bao gồm cả quản lý ngoài hành chính thì vấn đề khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính là phức tạp nhất. Với hệ thống quản lý cũng như khối lượng công việc đồ sộ của mình, các cơ quan hành chính nhà nước hàng ngày, hàng giờ đang giải quyết các công việc liên quan đến quyền lợi của người dân và số lượng các sai phạm, số lượng các vụ việc xâm phạm quyền con người, quyền công dân cũng không phải là ít. Dự liệu được vấn đề đó, pháp luật đã trao cho người dân cơ chế được lên tiếng tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình thông qua việc quy định công dân có quyền khiếu nại. Theo đó, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định, hành vi đó.
Theo Luật Khiếu nại năm 2011, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính; cán bộ, công chức có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại tính hợp pháp của quyết định kỷ luật khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Quyền tố cáo
Đồng thời, pháp luật khiếu nại, tố cáo cũng đã tạo ra một cơ chế mở để người dân tham gia cùng với Nhà nước bảo vệ quyền con người, quyền công dân của các chủ thể khác thông qua việc quy định quyền tố cáo của công dân. Khi phát hiện hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Như vậy, bất cứ công dân nào phát hiện hành vi trái pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền lên tiếng vì công lý.
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cụ thể tại Điều 9, Luật Tố cáo năm 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Theo đó, công dân tố cáo có các quyền sau:
3. Khiếu nại, tố cáo vầ vấn đề bảo vệ lợi ích người dân
Mặc dù khiếu nại, tố cáo không mang tính chất của tài phán nhưng nó mang ý nghĩa của việc xem xét, rà soát lại tính đúng đắn của sự việc nhằm đưa ra một kết luật phù hợp đảm bảo công bằng, công lý. Toà án không phải là nơi duy nhất người dân có thể kiếm tìm công lý. Ở bất cứ nơi đâu có sự thừa nhận và bảo vệ lẽ phải, nơi đó có công lý.
Về cơ bản pháp luật khiếu nại, tố cáo hiện nay ở một góc độ nào đó đã bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người dân. Thế nhưng vấn đề vận hành những quy định này trên thực tế mới là vấn đề đáng phải bàn. Ở những góc khuất nào đó, quyền con người, quyền công dân vẫn chưa thực sự được đảm bảo, mặc cho những cam kết pháp lý của Nhà nước đã và vẫn đang tồn tại.
4. Những vấn đề còn tồn tại
Thực tiễn cho thấy, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của chúng ta hiện nay vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, số vụ việc giải quyết đúng pháp luật chưa cao; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo không đảm bảo đúng thời gian luật định đã dẫn đến đơn thư bị tồn đọng quá nhiều.
Có rất nhiều nguyên nhân của những tồn tại trên như: Nguyên nhân xuất phát từ sự vướng mắc, bất cập, chưa hoàn thiện của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc không giải quyết khiếu nại, tố cáo cho công dân còn bị bỏ ngỏ, hoặc quy định rất chung chung về trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong trường hợp để vụ việc kéo dài. Tính ì của các cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn đang rất phổ biến. Sự cố chấp, bao che, bao biện trong nội bộ các cơ quan dẫn đến chế tài về trách nhiệm kỷ luật không phát huy hiệu quả
Mặc dù pháp luật quy định rõ về trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, tình trạng chậm giải quyết hay giải quyết sai khiếu nại, tố cáo của người dân khó mà khắc phục được. Quyền lực rất dễ bị tha hoá, thế nhưng những điều kiện để hạn chế tính tha hoá của quyền lực lại không những không được củng cố và đề cao mà còn được bao biện thì khó mà đảm bảo được quyền con người, quyền công dân.
Nhằm bảo đảm tốt nhất quyền con người, chúng ta cần khắc phục những hạn chế trong vấn đề khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, một vấn đề quan trọng đặt ra là chúng ta cần phải có một cách nhìn, cách tư duy mới về trách nhiệm của cán bộ, công chức người mang trên mình quyền lực nhà nước trong việc giải quyết những bức xúc của người dân liên quan đến hoạt động hành chính nhà nước.
5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khiếu nại, tố cáo
Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát:
Pháp luật về giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính hiện nay không được quy định thành chế định riêng mà nằm rải rác trong các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức. Các quy định pháp luật đã định khung về giám sát nói chung, với trình tự, thủ tục, giá trị pháp lý của các kiến nghị giám sát theo từng chủ thể giám sát. Hoàn thiện quy định pháp luật về giám sát là hoàn thiện pháp luật theo từng chủ thể, bao gồm:
Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng, góp phần giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài. Từ thực tiễn pháp luật hiện nay, cần hoàn thiện một số nội dung sau:
Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát khiếu nại, tố cáo:
Hiệu quả của hoạt động giám sát phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát; năng lực, trách nhiệm của các chủ thể giám sát; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;... Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần thực hiện một số nội dung sau:
Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho ban! Nếu co nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được Luật sư hỗ trợ tư vấn, giải đáp những thắc mắc mà bạn đang vướng phải. Thông tin liên hệ:
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, người khiếu nại có quyền tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đều có thể ủy quyền cho luật sư khiếu nại. Các cá nhân thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý được ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại. Trường hợp cá nhân khiếu nại là người già yếu, ốm đau, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan mà không tự mình thực hiện được việc khiếu nại thì có quyền ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột hoặc người khác có đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện việc khiếu nại. Quyền tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại giúp cho người có quyền khiếu nại có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình một cách thuận tiện và cũng có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình một cách tốt nhất.
Người khiếu nại có nghĩa vụ khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình; có quyền đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó; có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại và chịu trách nhiệm về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu.
Điều 4 Luật tố cáo 2018 quy định 2 nguyên tắc giải quyết tố cáo gồm: