Câu hỏi: Xin chào Luật sư, gần nhà tôi có một công viên, khu vui chơi, tập thể dục dành cho mọi người, nhưng sự việc đáng nói là một số người sống gần đó thường xuyên ném, để rác thải sinh hoạt ra công viên gây ảnh hưởng tới đông người. Mặc dù chúng tôi đã nhắc nhở họ nhiều lần nhưng không thấy có động thái thay đổi, nên chúng tôi cần sự can thiệp của chính quyền để trả lại môi trường trong sạch cho công viên thì chúng tôi phải làm thế nào. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ “http://luatsurienghcm.com”, Với câu hỏi của bạn như vậy, Văn Phòng Luật Sư Nhật Bình (NBL) xin trả lời như sau:
Căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
"Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;"
Căn cứ theo quy định trên, việc các hộ gia đình sống gần khu công viên đó để, ném rác thải vào nơi công cộng (công viên) gây mất vệ sinh, ảnh hưởng tới cuộc sống của những người gần đó thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Việc xử lý vi phạm trên (điều 20) thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã (phường) nơi xảy ra sự việc. Vì vậy, cần phải nộp đơn trình báo với chính quyền để được hỗ trợ giải quyết.
"Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
Điều 52. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
i) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Điều 11, 19, 20, 28, 30, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này;"
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com