Hiện nay, tình trạng giả danh công an bắt giữ người hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng nhiều và ngày càng thủ đoạn, tinh vi hơn trước với mục đích bắt giữ người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…Vậy với hành vi như vậy thì sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Văn phòng Luật sư Nhật Bình tìm hiểu nội dung tư vấn dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này?
Căn cứ pháp luật:
Nội dung tư vấn:
1. Khái niệm về công an?
Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là lực lượng cảnh sát (công an) của Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lí về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch Nước, sự thống nhất quản lí của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lí trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là “Bảo vệ An ninh Tổ quốc”.
2. Làm thế nào để phát hiện Công an giả danh?
3. Hành vi giả danh công an bị xử lý như thế nào?
- Đối với hành vi giả mạo chức vụ, hay giả mạo cấp bậc mà thực hiện các hành vi trái pháp luật thì mới cấu thành tội giả mạo chức vụ, giả mạo cấp bậc. Có nghĩa là nếu hành vi giả mạo chức vụ, hay giả mạo cấp bậc chỉ nhằm mực đích để khoe khoang, ra oai, bắt tội phạm hay nhằm mục đích nào khác nhưng không phải để thực hiện các hành vi trái pháp luật thì hành vi này không cấu thành tội phạm.
- Tuy nhiên, nếu hành vi nếu trên nhằm mục đích thực hiện hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…thì sẽ cấu thành thêm các tội phạm tương ứng đó
4. Giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản xử lý như nào?
Về mức xử phạt, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015 như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
5. Giả danh công an để bắt giữ người bị xử lý như thế nào?
Người nào có hành vi này sẽ bị xử lý như sau:
Thứ nhất, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật với những hình phạt như sau:
Khung hình phạt cơ bản: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người có hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Thực tiễn áp dụng luật cho thấy người phạm tội bị truy tố, xét xử theo khung hình phạt này chủ yếu có hành vi bắt người trái pháp luật mà không có hành vi xâm hại sức khỏe, nhân phẩm của người bị hại, thời gian bắt ngắn và người phạm tội có nhân thân tốt.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất:
Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc các trường hợp sau đây:
· Có tổ chức;
· Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
· Đối với người thi hành công vụ;
· Phạm tội 02 lần trở lên;
· Đối với 02 người trở lên;
· Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
· Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
· Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai:
· Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
· Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;
· Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;
· Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.
Hình phạt bổ sung: Người có hành vi giả danh công an bắt giữ người trái pháp luật còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, hành vi giả danh công an bắt giữ người có thể bị xử lý vi phạm hành chính nếu đối tượng phạm tội sử dụng những công cụ trái pháp luật như: còng tay (hay còn gọi là khóa số 8), súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, dùi cui điện,… Danh sách những công cụ hỗ trợ này được quy định cụ thể tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Thứ ba, ngoài ra, chủ thể có hành vi giả danh công an bắt giữ người có thể phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho người bị hại do đã xâm hại tới sức khỏe của người bị hại. Trách nhiệm này được quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, để tránh bị các đối tượng giả danh công an lừa đảo thì mọi người cần đặc biệt cảnh giác đối với loại tội phạm này. Cụ thể, trong trường hợp bị bắt giữ, thì mọi người cần chú ý đến trang phục, bời vì thông thường, trang phục của các đối tượng này sẽ không đồng nhất, phần lớn đối tượng giả danh công an đều sử dụng thẻ ngành giả, chúng không đeo số hiệu của Công an trên người. Do vậy, nếu thấy có nghi ngờ các đối tượng này thì mọi người nên đến ngay cơ quan gần nhất để tiến hành trình báo.
Hy vọng bài viết giúp ích cho độc giả. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần tư vấn, hỗ trợ về các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ:
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com