Câu hỏi: Vợ chồng tôi đã đồng thuận ly hôn, và chồng tôi được quyền nuôi con với điều kiện không cấm cản tôi hoặc gia đình thăm nom, đón đưa cháu. Nhưng Gia đình chồng và chồng đã nhiều lần ngăn cản. Không cho tôi gặp con ở trường. và bây giờ vào dịp tết tôi và người nhà đã sang xin phép đón cháu mà gia đình nhà chồng cùng chồng cấm cản không cho tôi đón con. Còn dọa nạt nếu mang con ra khỏi nhà sẽ chém chết. Và thách thức tôi khởi kiện tranh quyền nuôi con. Tôi bây giờ đang rất tuyệt vọng. Khi đồng ý cho chồng nuôi con là dựa trên điều kiện chồng và gia đình chồng không được cấm cản việc thăm nom, và đón con. Vậy bây giờ nếu tôi có thể giành lại quyền nuôi con không. Và phải làm thế nào ạ?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ “http://luatsurienghcm.com”, Với câu hỏi của bạn như vậy, Văn Phòng Luật Sư Nhật Bình (NBL) xin trả lời như sau:
Chào chị, Như chị trình bày ở trên thì anh ấy đang xâm phạm đến quyền được thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của chồng chị. Việc chị thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng đối với con hoàn toàn quyền lợi chính đáng, được
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại điều 83 như sau:
"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con".
Đầu tiên, chị có thế làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo án tòa. Cơ quan thi hành án sẽ yêu cầu anh ấy thực hiện đúng nghĩa vụ của mình về việc thăm nom con.
Sau đấy, chị nên thỏa thuận với anh ấy về việc thay đổi quyền yêu cầu nuôi con. Nếu chị và anh ấy có thể thỏa thuận được với nhau thì anh có thể yêu cầu tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được với anh ấy chị vẫn có thể yêu cầu tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ".
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com