Vi bằng được lập bởi Thừa phát lại có giá trị pháp lý không? Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không? Lập vi bằng cần những giấy tờ gì? Cùng tìm hiểu thông tin liên quan với bài viết dưới đây.
Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo quy định của nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Hiểu một cách cụ thể vi bằng là một tài liệu văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân thừa phát lại có quyền mời người làm chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì trên thực tế.
Thủ tục lập vi bằng
Thừa phát lại có thẩm quyền lập vi bằng và thủ tục để tiến hành lập vi bằng được quy định theo pháp luật.
Thừa phát lại phải trực tiếp lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan trung thực. Trong trường hợp cần thiết, thừa phát lại có quyền mời người làm chứng kiến việc lập vi bằng. Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin tài liệu cung cấp. Khi lập vi bằng, thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang và đóng dấu văn phòng thừa phát lại và sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng thì Văn phòng thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Sở Tư pháp xây dựng cơ sở cơ sở dữ liệu về Vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Có thể thấy rằng thủ tục lập vi bằng được pháp luật quy định rất chặt chẽ, vi bằng phải được lập trình theo trình tự quy định pháp luật. Nếu vi bằng không đáp ứng được các điều kiện trên thì sẽ không được coi là hợp pháp và không có giá trị làm chứng cứ trước tòa.
Lập vi bằng cần những giấy tờ gì?
Lập vi bằng là cách thức được nhiều người lựa chọn để giảm thiểu rủi ro pháp lý. Vậy khi lập vi bằng cần có những giấy tờ sau:
Phiếu yêu cầu lập vi bằng;
Phiếu thỏa thuận lập vi bằng trong đó có các nội dung: nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi bằng, chi phí lập vi bằng...đồng thời tiến hành tạm ứng chi phí lập vi bằng;
Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu lập vi bằng. Vi bằng được lập thành 03 bản chính: 01 bản gửi lên Sở tư pháp trực thuộc để đăng ký.
Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không?
Có rất nhiều thắc mắc về giá trị pháp lý của vi bằng. Và cụ thể theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định. Trong quá trình đánh giá xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng nếu thấy cần thiết thì Tòa án hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan tổ chức cá nhân khác phải có mặt. Như vậy có nghĩa là giá trị vi bằng chỉ có ý nghĩa bằng chứng là một chứng cứ công nhận chứ không phải là một thủ tục hành chính để đảm bảo.
Văn phòng thừa phát lại của chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng thực quan hệ giao dịch. Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng chứng thực các giao dịch, Vi bằng không thay thế được các văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.
Theo quy định hiện nay, trong một số trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng như trường hợp liên quan đến quyền và lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình như vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột... của thừa phát lại; Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh quốc phòng; Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân bí mật gia đình, trái đạo đức xã hội, xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Việc mua bán đất, nhà ở qua vi bằng vô cùng rủi ro bởi được thực hiện nhiều lần và có mặt nhiều người, chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa có pháp lý đầy đủ, chưa đúng quy định. Hơn hết, những chủ sở hữu tài sản vẫn cố ý lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác. Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc mua bán nhà, đất chỉ có thể khẳng định là giao dịch mà pháp luật quy định buộc phải công chứng hoặc chứng thực chứ không thể chỉ lập vi bằng.
Như vậy, vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ và được Tòa ghi nhận. Công chứng vi bằng không có giá trị pháp lý.
Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn
Nếu có thắc mắc liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp.
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907 299 951 (Mr. Ls Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@luatsurienghcm.com
Website: luatsurienghcm.com, luatsunhatbinh.com