Như đã biết tình trạng trẻ em bị bỏ rơi hiện nay khá phổ biến. Sau khi sinh xong nhiều người mẹ vì lý do không đủ khả năng nuôi; sợ gia đình biết; hay còn quá trẻ để làm mẹ mà đã bỏ rơi đứa trẻ. Những đứa trẻ bị bỏ rơi thường là từ khi mới sinh ra; chưa được cha mẹ tiến hành làm giấy khai sinh. Khi được người khác cứu thì phần lớn đều là các bé sơ sinh. Do đó mà việc đặt tên và làm giấy khai sinh cho các em là điều rất quan trọng. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền đăng kí khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi. Thủ tục đăng kí khai sinh sẽ được tiến hành như thế nào? Xoay quanh vấn đề này hãy cùng Văn phòng Luật sư Nhật Bình đi tìm hiểu và giải đáp!
Căn cứ pháp lý:
Luật hộ tịch năm 2014;
Bộ luật dân sự năm 2015;
Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 14 Nghị đinh 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
2. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Quyền được khai sinh và có quốc tịch là một trong những quyền quan trọng của trẻ ngay từ khi sinh ra. Quyền này đã được quy định rất cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành của nước ta hiện nay. Đăng kí khai sinh cho trẻ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ đối với mỗi cá nhân tổ chức. Do vậy, trẻ bị bỏ rơi cũng có quyền được khai sinh từ khi sinh ra.
Hồ sơ cho việc đăng ký khai sinh:
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ nêu trên nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp; công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền có họ và tên. Trong trường hợp đặc biệt trẻ bị bỏ rơi việc xác định theo khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Như vậy, có thể thấy rằng mọi đứa trẻ sinh ra đều có quyền được khai sinh; được đặt tên. Vậy nên, không nên vì lý do nào để tước đi quyền đó của trẻ.
Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý nhận nuôi con nuôi vui lòng liện hệ với chúng tôi để được Luật sư hỗ trợ tư vấn, giải đáp những thắc mắc mà bạn đang vướng phải.
Tìm hiểu thêm về nhận nuôi con nuôi: Click tại đây
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com
Câu hỏi thường gặp:
Trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho chủ tịch UBND cấp xã hoặc trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; UBND cấp xã giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.a
Trong trường hợp một người phát hiện ra trẻ cần tiến hành thông báo cho cơ quan chức năng là chủ tịch UBND cấp xã; trưởng công an xã nơi phát hiện ra trẻ; sau đó đưa trẻ đến cơ sở ý tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe cho trẻ; rồi tiến hành lập biên bản và các quy định theo pháp luật.
Sau khi nhận được thông báo về trường hợp trẻ bị bỏ rơi; chủ tịch UBND cấp xã hoặc trưởng công cấp xã tiến hành lập văn bản. Sau đó tiến hành niêm yết thông tin tại trụ sở trong thời gian là 07 ngày. Sau khoảng thời gian này nếu không có tin về cha, mẹ ruột thì tiến hành các thủ tục làm khai sinh cho trẻ.