Câu hỏi: Cháu Nguyễn Văn H là con riêng của chị T và anh N. Do chị T và chỗng cũ đã ly hôn và cháu H sống chung với chị T. Hai năm sau chị T lấy chồng và mọi người sinh sống với nhau trong cùng một gia đình. Thời gian đầu anh N tỏ vẻ rất yêu quý cháu H. Tuy nhiên sau này, anh N thường xuyên đánh đập rất tàn nhẫn, thậm chí còn đuổi cháu H ra khỏi nhà? Cho tôi hỏi hành vi đánh đập cháu H như vậy thì anh N có vi phạm pháp luật hay không?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ “ http://luatsurienghcm.com/index.html”, Với câu hỏi của bạn như vậy, Văn Phòng Luật Sư Nhật Bình (NBL) xin trả lời như sau:
Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nàokhác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.”
Tại điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể:
“1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.”
Tại Mục I Chương II của Luật trẻ em 2016 thì có tới 25 quyền của trẻ em trong đó tại Điều 12 có quy định “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển”.
Như vậy không ai có quyền xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, kể cả người đó có là cha mẹ - người đã mang đến cho con hình hài và sự sống. Đối với trường hợp này, tôi tin rằng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc và xử lý hành vi tàn bạo, mất hết tình người của người cha dượng. Rất có thể họ sẽ bị truy cứu hình sự về tội hành hạ người khác hoặc tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com