Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020, các cá nhân tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Ngay từ những điều đầu tiên của hai đạo Luật quan trọng về kinh doanh ở Việt Nam, nguyên nhân này đã được ghi nhận rõ ràng,… . Sau đây Văn phòng Luật Sư Nhật Bình sẽ tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này!
1. Nguyên tắc chung
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Đầu tư 2020 , các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Ngay từ những điều đầu tiên trong hai đạo luật quan trọng về kinh doanh ở Việt Nam, nguyên tắc này đã được ghi nhận rõ ràng. Nó là biểu hiện rõ nét một khía cạnh của quyền tự do kinh doanh mà Việt Nam theo đuổi: Quyền tự do lựa chọn lĩnh vực, ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Trên cơ sờ đó, các ngành, nghề kinh doanh về cơ bản được chia thành ba nhóm: Cảc ngành, nghề kinh doanh bị cấm, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề được tự do kinh doanh.
Tuy vậy, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ và quan điểm của nhà lãnh đạo, có những ngành, nghề kinh doanh trong những thời điểm nhất định sẽ bị cấm hoặc không khuyến khích kinh doanh. Các lý do để xác định các ngành, nghề bị cấm/hạn chế thông thường là lý do quốc phòng - an ninh quốc gia, trật tự - an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Tuy vậy, khi nghiên cứu về các ngành, nghề kinh doanh bị hạn chế hoặc bị cấm, nguyên tắc căn bản là phải luôn gắn liền với những thời điểm cụ thể. Danh sách các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội và quan điểm của nhà lãnh đạo. Nên khi những yếu tố này, đặc biệt là điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, các quy định cấm hoặc hạn chế kinh doanh cũng thay đổi theo.
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đãng ký doanh nghiệp.
2. Nghành, nghề đầu tư kinh doanh bị cấm
Theo Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020, các ngành, nghề kinh doanh bị cấm tại Vỉệt Nam hiện nay là:
Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiếm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
Đản chất của việc yêu cầu các chủ thể phải đáp ứng các điều kiện như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Giấy phép kinh doanh: Đôi khi còn được gọi là “Giấy phép con”, được hiểu là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực.
Có quan điểm cho rằng, giấy phép kinh doanh là công cụ quàn lý nhà nước mà hầu hết các nước trên thế giới đều sừ dụng với các mức độ khác nhau để bảo đảm quyền quản lý nhà nước chặt chẽ hơn đối với một số ngành, nghề mà việc kinh doanh đòi hỏi đáp ứng những điều kiện nhất định, bảo đảm an toàn cho khách hàng và xã hội. Thông thường, giấy phép kinh doanh còn được sử dụng như một hình thức hạn chế kinh doanh đối với những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định .
4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Theo đó, các doanh nghiệp, tùy theo ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động sẽ có những quyền hoặc nghĩa vụ đặc thù so với các doanh nghiệp khác.
Đồng thời, tương ứng mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau (ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn hay Công ty cổ phần) sẽ có những quyền hoặc nghĩa vụ đặc thù.
Tuy vậy, khi doanh nghiệp được thành lập, có những quyền và nghĩa vụ mang tính cơ bản mà các doanh nghiệp đều được hưởng hoặc/và gánh chịu mà không phân biệt loại hình doanh nghiệp là gì và lĩnh vực hoạt động như thế nào mà được quy định một cách chung chung trong các văn bản pháp luật.
Ví dụ :Các quyền và nghĩa vụ được quy định chung trong Luật Doanh nghiệp năm 2020. Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.
Như vậy, phần này sẽ được trình bày dựa trên hai nguyên tắc:
Thứ nhất: Các quyền, nghĩa vụ chung nhất mà tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có.
Thứ hai: Các quyền, nghĩa vụ mang tính đặc thù của ngành, nghề được quy định trong các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành sẽ không được trình bày ở đây. Đồng thời, các quyền và nghĩa vụ cùa các loại hình doanh nghiệp sẽ được trình bày lần lượt trong các chương sau của cuốn sách.
4.1. Quyền của doanh nghiệp
Các quyền liên quan đến tự do kinh doanh:
Quyền tự do kinh doanh là một khái niệm rộng. Quyền này được hình dung một cách phổ quát từ quyền được tự do gia nhập, rút lui khỏi thị trường, quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh phù họp với nhu cầu kinh doanh, quyền tự do lựa chọn lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh.
Tuy vậy, các quyền về tự do kinh doanh tại Việt Nam có sự khác nhau qua từng thời kỳ. về cơ bản, sự khác biệt này xuất phát từ ba nguyên nhân:
Thứ nhất: Sự thay đổi của nền kinh tế thị trường tại Vỉệt Nam. Từ chỗ bắt tay vào xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa chuyển sang vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã dẫn đến sự thay đổi mang tính tất yếu của các. chù thể chủ yếu trong nền kinh tế.
Thứ hai: Sự thay đổi trong nhận thức quản lý cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến việc xác định các quyền của doanh nghiệp. Từ chỗ doanh nghiệp chỉ có quyền làm những gì mà pháp luật cho phép, đã chuyển thành doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm .
Thứ ba: Cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng là quá trình tiếp nhận, hài hòa hóa pháp luật và hiện tượng tiếp thu có chọn lọc những nhân tố hợp lý của pháp luật nước ngoài cũng diễn ra một cách mạnh mẽ. Chính với khuynh hướng hài hòa hóa pháp luật này, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
về cơ bản, các quyền tự do kinh doanh được nhìn nhận bao gồm các quyền: Được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Tự do kinh doanh còn được hiểu là tự do lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn, chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
Các quyền liên quan đến hoạt động quản lý của Nhà nước:
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp luôn thực hiện trong sự quản lý của Nhà nước. Tuy vậy, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng cũng như để hoạt động quản lý của Nhà nước không mang tính lạm dụng, pháp luật về doanh nghiệp cũng quy định cho doanh nghiệp các quyền để tự mình có thể bảo đảm quyền lợi trước các nguy cơ bị lạm dụng trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Các quyền đó là quyền từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật; quyền khiếu nại, tố cáo khi cho rằng các hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính không đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Các quyền khác:
Doanh nghiệp có các quyền khác như: kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sàn của doanh nghiệp; tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
4.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
Quá trình hoạt động của doanh nghiệp làm phát sinh nhiều mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các bên có liên quan. Mặc dù thừa nhận mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận cũng như thừa nhận và bảo hộ quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng pháp luật vẫn phải bảo đảm quyền lợi của các bên có liên quan đến doanh nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế sẽ phát sinh các mối quan hệ cơ bản sau đây:
Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Sự thay đổi về nhận thức, quan điểm pháp lý và cách thức quản lý đối với doanh nghiệp cũng tác động mạnh mẽ đến việc thiết lập các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Với tư tưởng chủ đạo là hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp thể hiện một cách rõ ràng nguyên tắc: những gì pháp luật không cấm thì doanh nghiệp có quyền làm.
Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nước, doanh nghiệp có các nghĩa vụ: Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; tổ chức công tác kế toán, lập vả nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn; tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử
doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề, mô hình kinh doanh. Nhưng khi đã lựa chọn, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo trong trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu.
Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động: Doanh nghiệp phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật
Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và bên thứ ba (chủ nợ, khách hàng, cộng đồng...): Doanh nghiệp phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. Trong khi đa phần các trường họp, doanh nghiệp được tự do kinh doanh thì vẫn tồn tại một số lĩnh vực, ngành, nghề mà doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định khi tiến hành hoạt động kinh doanh vì lý do lợi ích công cộng, an ninh quốc phòng. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kỉện theo quy định của pháp luật về đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Một nghĩa vụ mới mà doanh nghiệp phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 là thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn! Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được Luật sư hỗ trợ tư vấn, giải đáp những thắc mắc mà bạn đang vướng phải. Thông tin liên hệ:
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com
Câu hỏi thường gặp:
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điều 88 của Luật này.
Doanh nghiệp Việt Nam là Doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.